Tin tức






Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Truyền thống văn hóa
Lượt xem: 71
Thị trấn Bảo Lạc là nơi hội tụ của nhiều dân tộc đến sinh sống nên vùng đất thị trấn Bảo Lạc có nền văn hóa độc đáo, đặc sắc. Sự đa dạng, độc đáo của văn hóa các dân tộc Bảo Lạc được thể hiện   nét qua chợ phiên.

 

 

anh tin bai

(Múa khèn của người Mông).

         Chợ phiên Bảo Lạc cứ 5 ngày họp một lần vào các ngày 5, 10, 15, 20, 25, 30 âm lịch hằng tháng. Người dân đến chợ mua - bán hoặc trao đổi những sản vật do mình làm ra, như: Ngô, gạo, thóc, khoai, gia súc, gia cầm, rau, mảng, mật ong…. Trong các ngày chợ phiên ở Bảo Lạc, có 2 ngày là quan trọng nhất: Ngày 30/3 (cuối Xuân) và ngày 15/8 âm lịch (cuối Thu). Đồng bào đây gọi “Háng toán" hoặc "Háng phúng lìu"; người Nùng ở các xã biên giới thì gọi là “Phúng lìu cái" tức là chợ Phong lưu. Chợ hội phong lưu đã có từ xa xưa, không ai đứng ra tổ chức nhưng cứ đến phiên chợ, nam - nữ ở các xã và một số huyện lân cận đến tụ hội... Trước đây, do điều kiện đi lại khó khăn, chủ yếu đi bộ (ai điều kiện thì đi bằng ngựa) nên mọi người tham gia chợ phiên đều đi từ hôm trước - gọi là chợ áp phiên. Những ai có người quen ở thị trấn thì có thể ở nhờ nhà qua đêm, nếu không có người quen thì từng tốp nam, nữ hội tụ tại khu vực Đình chợ (nay là khu vực chợ tầng của thị trấn) hoặc hiên nhà dân khu vực thị trấn.

Đêm áp chợ phiên, những cô gái Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ xuất hiện với những trang phục rực rỡ nhất. Tại đây, họ làm quen, nói chuyện với nhau qua những câu hát mời gọi theo làn điệu Lượn cọi hoặc Nàng ới. Họ có thể say sưa hát giao duyên đến sáng, cũng từ những phiên chợ áp phiên đó đã có nhiều đôi bạn trẻ đã nên duyên vợ - chồng.

 

anh tin bai

         Mặt hàng chính trong "phiên chợ phong lưu” là bánh nướng nhân tàu xá, bánh khảo làm bằng đường phên; bánh khảo được gói vuông vắn bằng giấy xanh - đỏ để các chàng trai mua tặng các cô gái đã quen biết. Các cô gái tặng lại các chàng trai đôi giày vải tự tay khâu. Khi chàng trai nhận giày từ gái, đo vào chân, nếu vừa giày thì họ sẽ rủ nhau đi ăn phở thắng  cổ, phở xá xíu và uống rượu tại phiên chợ chính. Chợ hội Phong lưu thường kéo dài từ chiều tối hôm trước đến  chiều  tối hôm sau, lúc đó các chàng trai, cô gái mới lưu luyến chia tay. Ngày nay, chợ phong lưu vẫn được tổ chức nhưng trai - gái không còn tặng nhau bánh khảo giày vải như trước.

anh tin bai

(Chợ phiên Bảo Lạc, nơi mua sắm hàng hóa, giao lưu văn hóa, trao đổi kinh nghiệm sản xuất của đồng bào các dân tộc)

         Để duy trì, phục dựng bản sắc văn hóa các dân tộc Bảo Lạc qua chợ phiên, từ cuối năm 2020, chợ đêm Bảo Lạc được hoạt động vào thứ Bảy hằng tuần. Tại đây, có các hoạt động giao lưu văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật với những điệu hát Then, Sli, Lượn, Nàng ới...; các hoạt động vui chơi, giải trí và trò chơi dân gian. Điểm nhấn của chợ đêm là các gian hàng quảng bá sản phẩm đặc sản và không gian văn hóa đặc trưng của từng xã trong huyện.

anh tin bai

(Hội thi đi cà kheo).

Giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc chính là nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Hiện nay, huyện đã có kế hoạch đầu tư phát triển văn hóa dân tộc; phát huy giá trị di sản văn hóa tạo thành những sản phẩm du lịch đặc trưng; xây dựng các mô hình bảo tồn, phát triển nghề truyền thống…, qua đó làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần, cải thiện thu nhập cho đồng bào các dân tộc ở vùng Đông Bắc của Tổ quốc.

Tin liên quan